06k6
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hà Nội có trở thành siêu đô thị?

Go down

Hà Nội có trở thành siêu đô thị? Empty Hà Nội có trở thành siêu đô thị?

Bài gửi  addbot Thu Aug 28, 2008 12:31 pm

Hà Nội có trở thành siêu đô thị? 1216696270.nv

Thủ đô Hà Nội mở rộng hay không mở rộng không còn là câu hỏi đặt ra nữa. Nhưng, mở như thế nào thì cần được xem xét, giải quyết thật thấu đáo để có kết quả tốt đẹp. Việc trước tiên lúc này là cần phải “ trông người để ngẫm đến ta”. Và, một điều quan trọng nữa là cần hiểu thật kỹ về lý thuyết, nếu không sẽ phạm sai lầm. PGS.TS Nguyễn Minh Hòa - Trưởng bộ môn Đô thị học - Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP HCM sẽ giới thiệu cùng bạn đọc về 3 thành phố tiêu biểu của châu á và phần mở rộng của chúng trong tiến trình phát triển để góp thêm một góc nhìn - Hà Nội nên mở rộng như thế nào?


1. Thủ đô SEOUL (SEOUL CAPITAL) và Vùng đô thị SEOUL (SEOUL METROPOLITAN REGION) của Hàn Quốc

Trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta thường bắt gặp tên gọi SEOUL. Nhưng để xác định chính xác diện mạo của Seoul thì không phải là dễ, ít nhất có hai cách gọi về địa danh này.

Thứ nhất là thủ đô Seoul (Seoul Capital-SC). Đây là tên gọi về thủ đô Hành chính-chính trị của Hàn Quốc được hình thành từ 1394. Nó là vùng đất nằm giữa hai bờ nam và bắc của sông Hàn bao gồm một khu vực tự nhiên với diện tích là 605,8 km2. Nơi đây trước kia là nơi vua ngự, thì ngày nay là nơi bộ máy đầu não làm việc, và những hoạt động chính trị, hành chính, ngoại giao quan trọng nhất diễn ra ở đây. Diện tích của thủ đô không thay đổi từ năm 1948, sau chiến tranh Bắc-Nam đến nay, chỉ có dân số là tăng lên khoảng chừng 7 triệu người.
Hà Nội có trở thành siêu đô thị? 133291914_78b089e06a_o
Trung tâm đô thị vệ tinh lấn biển TP Seoul - Hàn Quốc



Tên gọi thứ hai là Vùng đô thị Seoul (Seoul Metropolitan Region-SMR). Tên gọi này được sử dụng chính thức vào năm 1977. Nó được hiểu là thủ đô mở rộng, bao gồm ngoài thủ đô (SC) còn có toàn bộ tỉnh Kyunggi với hai mươi mốt thành phố và mười hạt, và tỉnh Inchon. Tổng diện tích của SMR là 11.725 km2 và dân số năm 2002 khoảng 23 triệu người sinh sống ở vùng này.
Hà Nội có trở thành siêu đô thị? 4tfgfg
2. MANILA Và METRO MANILA CủA PHILIPPINES

Với khách du lịch hai tên gọi này không có gì khác nhau, nhưng với các nhà hoạch định chiến lược thì chúng hoàn toàn khác nhau.
Hà Nội có trở thành siêu đô thị? 345ffsd
Metro Manila là một vùng đô thị có diện tích là 1.500 km2với 14 triệu dân. Nó bao gồm 17 thành phố, trong đó Manila là thủ đô (National Capital) đóng vai trò là trung tâm hành chính-chính trị, còn 16 thành phố còn lại đóng vai trò các thành phố đơn chức năng, chẳng hạn Makati là trung tâm tài chính, Quezon là trung tâm đại học và khoa học, Marikina là trung tâm công nghiệp,...Manila được xây dựng từ năm 1571 trên đảo Luzon, cho đến năm 1975 diện tích của nó là 646 km2, dân số khoảng 1,6 triệu và cho đến nay nó vẫn là thủ đô của Philippines và giữ nguyên dân số và diện tích.

3. JABOTABEK CủA INDONESIA
Vào trước những năm 1980, diện tích của thủ đô Jakarta chỉ vào khoảng 664 km2. Diện tích cố định này đã hạn chế sự phát triển của thủ đô, trong khi Jakarta lại là trung tâm của một quốc gia lớn nhất Đông Nam á, nhưng nếu mở rộng mãi không ngừng về ranh giới hành chính là điều rất khó, điều này có thể đưa đến rất nhiều hệ quả tiêu cực do căn bệnh “to đầu” mang lại. Do vậy Indonesia đã thực hiện việc mở rộng không gian kinh tế-xã hội trên cơ sở của Jakarta với ba thành phố phụ cận là Bogor, Tangerang, Bekasi và một số thành phố vệ tinh cỡ vừa và nhỏ bao quanh. Như vậy từ sau năm 1980 vùng đô thị thủ đô Jakarta (Jakarta Metropolitan Region- JMR) được hình thành. Nó bao gồm có hai phần là thủ đô Jakarta cũ và phần mở rộng thêm (Bogor,Tangerang, Bekasi). Từ đó vùng đô thị thủ đô của Indonesia có một tên mới viết tắt từ bốn địa danh ghép lại: JABOTABEK. Tổng diện tích của Jabotabek là 7.315 km2 với dân số 23. 650.000 người. Trong vùng đô thị rộng lớn này Jakarta vẫn là Thủ đô (664 km2 và 8,6 triệu dân), đóng vai trò là trung tâm chỉ huy về chính trị và hành chính, còn các hoạt động kinh tế, sản xuất công nghiệp và tài chính được chuyển giao một phần đáng kể cho các thành phố thuộc Botabek.


Hà Nội có trở thành siêu đô thị? 34re


4. Đúc rút kinh nghiệm.
1. Quan niệm chung về vai trò, chức năng của Thủ đô:

Tất cả các thủ đô có từ thời xa xưa cho đến ngày nay trên thế giới bao giờ cũng đảm nhiệm chức năng chính yếu nhất là hành chính, chính trị, ngoại giao và sau này có thêm chức năng kinh tế (không phải tất cả). Do vậy không nhất thiết phải to lớn và hoành tráng. Vì tính chất lịch sử (di sản cha ông để lại), giá trị truyền thống (kiến trúc, phong tục tập quán, tâm linh), các giá trị sống hiện hữu (cảnh vật, con người, hoạt động) và văn hoá đại diện (nơi tập trung tinh hoa quốc gia) mà trong tiến trình phát triển chúng thường được giữ nguyên vị trí, diện tích và dân số (khi tới hạn) cho dù diện tích bé và dân số nhỏ.

Chỉ khi có những lý do hết sức đặc biệt thì mới tính đến việc chuyển dịch vị trí của thủ đô. Chẳng hạn thủ đô gần biên giới sẽ bị uy hiếp khi chiến tranh nổ ra, ở ngay vùng bị thiên tai tàn phá.

Cũng đã có nhiều thủ đô không lớn, ví như thủ đô Ottawa của Canada với dân số 1,1 triệu và diện tích là 2.778 km2;Thủ đô Washington D.C ( Mỹ) có diện tích 177 km2 và dân số là 582.000 người, nhưng các quốc gia này không có ý định mở rộng địa giới. Một vài thủ đô mới xuất hiện không hẳn là thủ đô cũ quá tải mà vì họ muốn tạo ra một phong cách mới, chẳng hạn thủ đô mới của Malaysia là Putrajaya được xây dựng 1995. Đây là thành phố được mệnh danh là thành phố thông minh, dân số chỉ có 300.000 người. Nhưng thành phố này chỉ mang chức năng hành chính, còn các hoạt động kinh tế, chính trị và ngoại giao vẫn diễn ra ở Kuala Lumpur.

2. Về mô hình Vùng thủ đô (Capital region):

Khi nhu cầu của quốc gia và thời đại đòi hỏi Thủ Đô phải có tầm vóc mới, trong khi bản thân Thủ đô đã tới hạn về tài nguyên (đất đai, nước) con người (số lượng, mật độ) nguồn lực (vốn, thông tin) và trình độ quản lý, thì người ta lựa chọn giải pháp chính là lập ra vùng thủ đô (Capital region). Nó có cấu trúc như sau: Vùng đô thị thủ đô = thủ đô cũ + các thành phố, tỉnh thành mở rộng. Sự mở rộng này có hai cách chính:

Thứ nhấtlà lập ra một mạng lưới các thành phố đồng cấp đơn chức năng, như trường hợp hợp của Metro Manila với 17 thành phố, trong đó Thủ đô đóng vai trò là trung tâm đầu não chính trị, hành chính.

Thứ hailà mở rộng vùng ảnh hưởng như trường hợp của Seoul Metropolitan và Jabotabek Metropolitan. Trong vùng đô thị mới này Thủ đô cũ vẫn đóng vai trò chủ yếu là trung tâm chính trị - hành chính còn các hoạt động kinh tế, sản xuất thì đẩy ra vòng ngoài. Tuy nhiên xin lưu ý là vùng mới này có thể nhập về thủ đô nhưng dứt khoát không bằng vai phải lứa với Thủ đô, xét về cấp đô thị nó dưới một, hai bậc. Nó là nơi giúp Thủ đô giảm tải và chia xẻ bớt một số phần cho Thủ Đô như hệ thống giao thông vành đai, các khu công nghiệp ô nhiễm, các khu dân cư tạm,...Khi hình thành nên vùng đô thị như thế thì Thủ Đô và các vùng xung quanh sẽ thuận lợi hơn trong quản lý, điều phối, dễ dàng chia xẻ các nguồn lực (tài chính, nhân lực, tài nguyên, thông tin) cho phát triển. Các đơn vị trong vùng đô thị thủ đô có mối quan hệ chặt chẽ với Thủ đô, nhưng nó chịu một cơ chế quản lý khác không giống như các quận Hoàn Kiếm hay Hai bà Trưng,...

Như vậy, Với Thủ đô Hà Nội, việc đưa Hà Tây, một phần của tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình vào Thủ đô để hình thành vùng đô thị nên là (Hanoi metropolitan region) chứ không nên chỉ là Hanoi capital, nhưng trở thành một phần hữu cơ của Thủ Đô như các quận hiện hữu thì cần phải cân nhắc, nhập thì dễ, nhưng khắc phục hậu qủa do nó sinh ra thì thật không dễ chịu, và nhất là khi buộc lòng phải tách ra thì thật lôi thôi.

-----------------------------------
(Theo Tạp chí Kiến trúc)
addbot
addbot
bướm chúa
bướm chúa

Tổng số bài gửi : 158
Age : 35
Registration date : 21/05/2008

https://06k6.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết